Mô tả công việc của quản lý nhà hàng đầy đủ và chi tiết nhất
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu các bộ phận trong khách sạn. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết một vị trí đó là vị trí Quản lý
Quản lý là vị trí rất quan trọng trong quy trình vận hành của nhà hàng, khách sạn. Từ quản lý tài chính, giải quyết những sự cố cho tới việc quản lý nhân sự, tất cả đều do người quản lý nắm bắt và chịu trách nhiệm.
Ẩm thực là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển bậc nhất hiện nay nhờ vào thị hiếu ẩm thực đang ngày càng tăng lên. Từ đó tính cạnh tranh giữ các doanh nghiệp trong ngành cũng ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nào chinh phục được thực khách ở tất cả khía cạnh từ món ăn, thức uống đến cung cách phục vụ, không gian quán độc đáo… sẽ ảnh hưởng tới vị trí của thương hiệu đó trong lòng khách hàng. Trong đó, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững chất lượng dịch vụ đó của nhà hàng, quản lý nhà hàng phải khẳng định được vai trò và trách nhiệm của mình mỗi ngày.
Quản lý nhà hàng cần làm những gì?
Tổ chức và quản lý nhân sự
Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm về tổ chức, nhân sự, quản lý công việc trong khu vực mình phụ trách quản lý như: Nhà hàng, Bar, Lounge, tầng… trước quản lý bộ phận ẩm thực.
Đảm bảo mục đích tài chính, quản lý thu – chi
Để nhà hàng tồn tại, quản lý cần phải có trách nhiệm đảm bảo được mục đích tài chính nhằm gia tăng lợi nhuận cho nhà hàng. Trong đó, cụ thể công việc gồm có:
Xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho nhà hàng
Cân đối hạng mục doanh thu – chi nhằm tạo ra lợi nhuận, quản lý ngân sách.
Kiểm soát và triển khai các hoạt động thu hút và giữ chân khách hàng
Quản lý phải đảm bảo quản lý được thu – chi cho nhà hàng (Ảnh: Sưu tầm)
Giám sát, điều phối công việc
Không thể thiếu trong bảng mô tả công việc, quản lý nhà hàng sẽ là người giám sát, điều phối phối công việc trong quá trình hoạt động, đảm bảo công việc trôi chảy, kịp thời dáp ứng các yêu cầu của khách hàng; xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo bộ phận trực thuộc quản lý; tổ chức đánh giá định kỳ nhằm cải tiến hiệu suất công việc và mở rộng lộ trình phát triển của nhân viên.
Phối hợp cùng bếp trưởng xây dựng và cập nhật thực đơn thường xuyên
Thường xuyên tiếp xúc với nhân viên ở các bộ phận khác nhau lẫn khách hàng, vì thế, quản lý nhà hàng hơn ai hết là người hiểu được nhu cầu ẩm thực của khách, có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của nhà hàng. Do vậy, quản lý sẽ chịu trách nhiệm cùng bếp trưởng xây dựng và cập nhật thực dơn cho nhà hàng chinh phục được thực khách.
Thực hiện các công việc khác
Ngoài các công việc trên, quản lý nhà hàng còn phải thực hiện nhiều công việc mà cấp trên giao phó và phân công, các công việc đột xuất, làm báo cáo định kỳ… Trách nhiệm và công việc của quản lý nhà hàng không hề nhỏ và chịu nhiều áp lực, vì thế ở vị trí này cũng cao hơn cả giám sát và trưởng ca. Lương của vị trí này dao động từ 13 – 17 triệu đồng, chưa kể phí phục vụ và các phụ cấp khác.
Kỹ năng cần có của một quản lý
Cùng Quản Lý Quý Lê tìm hiểu những kỹ năng và tố chất cần phải có của một quản lý giỏi nhé
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tổ chức và quản lý
Khả năng và kỹ năng nắm bắt tâm lý
Giải quyết tình huống phát sinh
Thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
Quản lý nhà hàng cần phải có kỹ năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu làm việc trong môi trường quốc tế, bạn phải đảm bảo trình độ giao tiếp tiếng Anh tốt. Có như vậy thì cơ hội để quản lý nhà hàng lên các vị trí cao hơn như Quản lý bộ phận ẩm thực, giám đốc khối dịch vụ ẩm thực… mới thực sự thuận lợi. Vì thế, nếu đang có nuôi dưỡng ý định trở thành một nhà quản lý giỏi, đừng quên ghi nhớ những kiến thức và rèn luyện bản thân mỗi ngày nhé.
Tham khảo thêm:
Comments