Deputy General Director là gì? Làm sao để trở thành General Director giỏi?
General Director là thuật ngữ dùng để chỉ một chức vụ cấp cao trong một tập đoàn, công ty hay doanh nghiệp. Tuy khá phổ biến nhưng để giải thích cụ thể General Director là gì? Deputy General Director là gì? Công gồm những gì hay làm sao để trở thành General Director chuyên nghiệp? Tất cả thông những tin cơ bản này sẽ được tổng hợp trong bài viết, để giúp bạn hiểu hơn về vị trí này nhé!
Genreral Director là gì?
General Director được hiểu là người điều hành công ty, Deputy General Director là cụ thể Phó tổng giám đốc công ty. Họ là những người được xem là cấp lãnh đạo và có vai trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy còn Managing Director là gì?
Managing Director là chức vụ giám đốc điều hành trong khách sạn, chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động, đảm bảo khách sạn vận hành hiệu quả, tối đa hóa doanh thu. Với những tập đoàn khách sạn lớn sẽ có nhiều khách sạn đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, người đứng đầu quản lý mỗi khách sạn đó chính là Managing Director. Hoặc các chủ đầu tư mở khách sạn và tuyển giám đốc điều hành quản lý khách sạn.
>>> Phan biệt với General Manager là gì?
Công việc của một General Director:
– Lập các kế hoạch kinh doanh, quy định.
– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty.
– Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.
– Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của công ty.
– Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.
– Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.
– Lập kế hoạch kinh doanh và marketing.
– Quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
– Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.
Khác nhau giữa Vice và Deputy
Cả 2 từ này đều là danh từ để chỉ phó, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch, nhưng khi sử dụng tùy theo trường hợp mà khác nhau. Deputy dùng chỉ người “phó” nắm những chức vụ nhỏ trong tổ chức, ví dụ phó phòng, phó ban (deputy manager). Trong khi đó, Vice dùng chỉ người giữ chức vụ “phó” ở những vị trí lớn hơn, ví dụ phó giám đốc, phó chủ tịch (vice director, vice president).
5 phẩm chất cần có của một Genreral Director chuyên nghiệp:
- Ghi nhận: Khi công việc đang tiến triển tốt đẹp, bạn là người quản lý thì hãy cho mọi người biết đến điều đó. Đồng thời, những nhân viên làm việc tích cực, hãy công nhận về mọi đóng góp của họ. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng khen ngợi những nỗ lực của nhân viên có thể tạo ra nhiều động lực hơn cả tiền thưởng.
- Thúc đẩy: Đặt ra cho toàn bộ nhân viên các tiêu chuẩn về năng suất làm việc. Trong giai đoạn đầu khi những tiêu chuẩn này chưa thể được đáp ứng, bạn nên tránh không quy kết lỗi mà hãy tìm cách quay lại và giải quyết tình hình cùng với nhân viên. Không hạ thấp những tiêu chuẩn đã đặt ra, thay vào đó, bạn nên chung tay cùng nhân viên để đáp ứng.
- Tin tưởng: Người quản lý có lòng tin vào nhân viên, khuyến khích sự tự chủ sẽ tạo ra một ý thức cộng đồng mạnh mẽ thông qua các hoạt động trong công ty. Hãy tin tưởng nhân viên của bạn sẽ đáp ứng được các mục tiêu của công ty, thậm chí hiệu quả vượt xa mong đợi, khi đó họ sẽ có rất nhiều động lực và bạn sẽ thấy những kết quả rất ngạc nhiên đấy.
- Dẫn dắt: Cần đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không được quá tải. Bạn cần giao việc và dẫn dắt nhân viên để họ phát huy tối đa thế mạnh. Huấn luyện và cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để họ có thể đạt được khả năng làm việc tốt nhất.
- Đồng hành: Bạn hãy cho nhân viên trực tiếp tham gia những công việc có thể và cảm nhận được sự thành công của tổ chức. Đồng thời hãy đồng hành cùng họ trong công việc, giúp đỡ và hỗ trợ họ để hoàn thành tốt công việc, tạo nên một môi trường làm việc tích cực.
Trở thành một người quản lý giỏi chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ngoài phẩm chất thì bạn cũng cần phải học tập và rèn luyện rất nhiều những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Do vậy, nếu muốn chinh phục thành công vị trí này thì phải cố gắng ngay bây giờ. Nếu bạn dang thắc mắc ngành quản trị khách sạn có dễ xin việc không? Bạn có thể tham khảo thêm bài biết của Blog nhé! Chúc các bạn thàn công!
Bài viết liên quan:
Comments