top of page

Khám phá chức vụ General Manager là gì trong khách sạn?

General Manager là gì? General Manager là gì trong khách sạn? – Bạn đã bao giờ đặt ra những câu hỏi này chưa? General Manager vốn là thuật ngữ chỉ một chức vụ cấp cao trong các doanh nghiệp, nhưng để giải thích cụ thể General Manager là gì? Công việc của General Manager trong khách sạn gồm những gì và mức lương hiện nay là bao nhiêu… chúng ta cùng đi tìm hểu về chức vụ này nhé.


General Manager Là Gì?


General Manager là chức vụ Tổng quản lý trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm ra các quyết định, hoạch định các kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận; quản lý toàn diện vấn đề doanh thu - lợi nhuận – tổn thất và giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức của mỗi công ty mà Giám đốc điều hành (CEO), Phó chủ tịch… có thể sẽ kiêm luôn vai trò của một Tổng quản lý.


Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, General Manager chính là Tổng quản lý khách sạn – chức vụ giữ quyền quản lý cao nhất với các vấn đề về tài chính, điều hành – giám sát toàn bộ hoạt động hàng ngày của khách sạn và thường báo cáo công việc trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc chủ tịch.


General Manager là gì trong khách sạn?


General Manager là một nhà quản lý cấp cao, có trách nhiệm chung trong việc quản lý cả doanh thu và chi phí thu nhập của công ty. Một General Manager thường giám sát hầu hết tất cả các chức năng tiếp thị và bán hàng của công ty cũng như các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Thông thường, General Manager chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, phối hợp, nhân sự, tổ chức và ra quyết định hiệu quả để đạt được kết quả mong muốn cho một tổ chức.


Mô tả công việc General Manager trong khách sạn


Tùy vào quy mô, cách vận hành của công ty, mà công việc thường ngày của một General Manager sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản công việc chính là:

- Định kỳ phối hợp với bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, theo quý cho khách sạn.

- Trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, Marketing, quản lý ngân sách, doanh thu – lợi nhuận của khách sạn.

- Quản lý, giám sát hoạt động các phòng ban, bộ phận trong khách sạn - đảm bảo tính hiệu quả, duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.


- Khảo sát, phân tích xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng và thường xuyên theo dõi báo cáo tình hình kinh doanh của khách sạn để chủ động đưa ra những chính sách thay đổi kịp thời.

- Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của khách sạn. Tổ chức, điều hành công tác cải tiến chất lượng dịch vụ khách sạn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Đại diện khách sạn đón tiếp khách VIP, VVIP đặc biệt đến lưu trú tại khách sạn.

- Xử lý các phàn nàn, khiếu nại của khách, các vấn đề phát sinh trong khách sạn mà nhân viên cấp dưới không giải quyết được.

- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự đảm nhận các vị trí quản lý trong khách sạn.

- Thiết lập môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo quyền lợi cho mọi nhân viên khách sạn.

- Chủ trì công tác lập kế hoạch, theo dõi hoạt động mua sắm trang thiết bị, cải tạo khách sạn.


- Điều hành các cuộc họp giao ban hàng tuần, các cuộc họp đột xuất trong khách sạn.

- Trực tiếp báo cáo công việc, làm báo cáo tài chính theo định kỳ cho chủ khách sạn.

Trên thực tế, nhiệm vụ của Tổng quản lý khách sạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô khách sạn cũng như từng hoàn cảnh cụ thể. General Manager trong nhiều khách sạn được xem là vị trí “Thuyền trưởng” với trách nhiệm lớn, đòi hỏi người đảm đương phải hội tụ nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới làm tốt được chức vụ này.



Những tố chất nào để trở thành một General Manager thực sự?


– Sự hiểu biết và ham học hỏi: Tất nhiên, những người làm chức vụ càng cao họ đều phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, họ còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin cũng như tri thức mới.


– Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo. Nếu không có khả năng phán đoán thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sự quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.


– Dũng cảm và kiên trì: Một nhà quản lý cấp cao không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại. Họ phải đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó, để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh.


Ngoài ra, để trở thành một General Manager ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình và kiến thức thì họ cần trang bị cho mình những kỹ năng không thể thiếu như: Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp… Nếu muốn trở thành những nhà lãnh đạo, ngay từ bây giờ bạn hãy cố gắng rèn luyện những tiêu chí này nhé.


Mức lương General Manager trong khách sạn


Hiện nay mức lương của Tổng quản lý khách sạn (General Manager) dao động trong khoảng từ 15 triệu cho đến 80 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào quy mô:

Khách sạn 2 sao: 15 – 20 triệu đồng/ tháng

Khách sạn 3 sao: 20 – 40 triệu đồng/ tháng

Khách sạn 4 sao: 40 – 80 triệu đồng/ tháng

Với khách sạn 5 sao hiện nay, không có nhiều Tổng quản lý là người Việt, vì đa phần do người nước ngoài đảm nhận. Tuy nhiên, vẫn có một số General Manager khách sạn 5 sao là người Việt nhận mức lương tầm trên 70 triệu đồng/ tháng.


Bài viết liên quan:



Featured Posts
Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page